Thủ Tục Phân Chia Tài Sản Khi Ly Hôn Ở Việt Nam Ra Sao?

phan chia tai san khi ly hon

Việc phân chia tài sản khi ly hôn là một trong những vấn đề phức tạp và khó khăn nhất của thủ tục ly hôn. Cũng dễ hiểu thôi khi đụng tới quyền lợi cá nhân thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn, đằng này lại là hai người vừa đổ vỡ một cuộc hôn nhân nữa. Trong bài viết này, các chuyên gia pháp lý, luật sư hôn nhân gia đình hàng đầu sẽ cho bạn biết khi muốn phân chia tài sản khi ly hôn thì phải làm gì.

Phân chia tài sản khi ly hôn là gì?

Tại Việt Nam, thủ tục ly hôn thường gặp sẽ là Tòa án yêu cầu hai bên tự hòa giải và thỏa thuận. Chỉ khi nào mâu thuẫn không thể hòa giải thì Tòa mới can thiệp. Mà đa phần trong các trường hợp phân chia tài sản khi ly hôn đều phải mang ra tòa để giải quyết bởi vì tranh chấp quyền lợi và tài sản là những vấn đề phức tạp và đôi khi còn liên quan với các luật Dân sự nữa.

phan-chia-tai-san-khi-ly-hon

Thủ tục này còn được áp dụng cho những người đã làm xong thủ tục ly hôn, nhưng sau đó lại xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp quyền lợi. Những trường hợp cũng cần đến tính vào các vụ phân chia tài sản khi ly hôn cần đến Tòa án giải quyết, với điều kiện họ không tự thỏa thuận với nhau được.

Theo nguyên tắc, nếu hai bên không thể đạt được thỏa thuận phân chia tài sản sau khi ly hôn, Tòa án thường sẽ giải quyết theo cách thức cơ bản là chia đôi các tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung còn được gọi là tài khoản sau hôn nhân, để phân biệt với tài khoản trước hôn nhân.

Tài sản trước hôn nhân

Đây là các tài sản, của cải mà một cá nhân đã sở hữu trước khi kết hôn; hoặc, họ được cho, tặng, thừa kế riêng tài sản này trong thời gian hôn nhân. Những tài sản này cần có giấy tờ, tài liệu xác nhận quyền sở hữu là trước khi kết hôn thì mới được coi là tài sản trước hôn nhân. Tất cả các vụ việc phân chia tài sản khi ly hôn đều phải là phân chia tài sản chung sau ly hôn.

Tài sản sau kết hôn

Tất cả các tài sản được tạo ra bởi người vợ và chồng từ những lao động, kinh doanh, sản xuất hay những khoản thu nhập phát sinh từ tài sản trước hôn nhân của cả hai người đều là tài sản sau kết hôn hay còn gọi là tài sản chung. Chúng còn bao gồm những tài sản được cho, tặng, thừa kế trên danh nghĩa cả hai người, có đính kèm thỏa thuận hợp lại làm tài sản chung.

Trường hợp đặc biệt là quyền sử dụng đất. Đây là tài sản mà sau khi kết hôn thì sẽ tự động được coi là tài sản chung, bất kể quyền sở hữu trước khi kết hôn là của chồng hay vợ, trừ khi đó là tài sản được cho, tặng hoặc thừa kế riêng.

Thủ tục phân chia tài sản khi ly hôn

Trong trường hợp hai bên tự thoả thuận và giải quyết tài sản khi ly hôn, họ chỉ cần trình báo lên chính quyền địa phương là được. Còn các trường hợp không thể thỏa thuận các tranh chấp tài sản chung sau ly hôn thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Tòa án nhân dân cấp quận/huyện tại địa phương lưu trú. Sau khi nhận hồ sơ, Tòa án sẽ cho gọi hai bên tới để tiến hành xét xử và giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn. 

phan-chia-tai-san-khi-ly-hon

Như đã nói ở trên, Tòa án sẽ sử dụng nguyên tắc chia đôi tài khoản chung khi giải quyết tranh chấp tài sản. Sau khi xem xét mọi yếu tố, tòa sẽ đưa ra quyết định về việc phân chia tài sản chung của hai người. Tài sản riêng sẽ giữ nguyên là tài sản riêng của người đó. Quyết định của Tòa là quyết định cuối cùng.

Kết luận

Qua bài viết trên, các chuyên gia đã cho bạn biết thủ tục đầy đủ của việc phân chia tài sản khi ly hôn. Đây là một quá trình phức tạp và rất cần đến sự tư vấn pháp lý. Lúc này, bạn hãy sử dụng ứng dụng Askany. Đây là ứng dụng số một giúp kết nối chúng ta với những chuyên gia trong luật hôn nhân và gia đình hàng đầu hiện nay.