Khi bước vào quy trình ly hôn, một trong những thủ tục phức tạp và tốn nhiều thời gian nhất là giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn. Nếu con trên 3 tuổi, cái cha lẫn mẹ đều có quyền nuôi con chứ không phải chỉ người mẹ nữa. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia pháp lý chuyên cố vấn luật hôn nhân và gia đình sẽ giải thích cho bạn Toà quyết định quyền nuôi con như thế nào.
Mục lục
Quy định pháp luật về quyền nuôi con ở Việt Nam
Quyền nuôi dưỡng và chăm sóc con cái sau khi ly hôn đã được quy định rõ ràng trong luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014. Cả người cha lẫn người mẹ đều có quyền và nghĩa vụ tranh chấp quyền trông nom, nuôi dưỡng và giáo dục con cái dưới tuổi thành niên khi làm thủ tục ly hôn. Ngoài ra, quyền nuôi con còn được quy định trong các luật Dân sự chứ không chỉ luật Hôn nhân và gia đình.
Về thủ tục quyết định quyền nuôi con, vợ chồng có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ nuôi con. Tòa án sẽ quyết định xem thỏa thuận đó có hợp lý hay không. Nếu không thể tự thỏa thuận với nhau, tòa án sẽ quyết định thay cho hai người.
Các điều kiện về quyền nuôi con
Đầu tiên, pháp luật có quy định một số điều kiện cụ thể về việc tranh giành quyền nuôi con. Nếu người con nhỏ hơn 3 tuổi, quyền nuôi con sẽ tự động thuộc về người mẹ, trừ trường hợp người mẹ không có khả năng hay điều kiện để nuôi nấng và chăm sóc con cái, hoặc vợ chồng đã tự thỏa thuận với nhau và phù hợp với lợi ích của người con. Trong các trường hợp còn lại, đó được gọi là tranh chấp quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn. Nếu người con trên 7 tuổi, Tòa sẽ tham khảo thêm ý kiến của người con.
Làm sao để giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn?
Khi xảy ra tranh chấp quyền nuôi con, tòa án sẽ là người đứng ra quyết định quyền nuôi con thuộc về ai. Tòa án sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau để quyết định chuyện đó. Quyết định của tòa án về cơ bản sẽ dựa trên việc ai là người có khả năng tốt nhất trong việc chu cấp các điều kiện vật chất và tinh thần cho người con.
Vì thế, để giành được quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn, bạn cần chứng minh các yếu tố sau đây:
Lỗi đối phương dẫn tới ly hôn
Thông thường, việc ly hôn ở Việt Nam thường bắt nguồn từ các lỗi ngoại tình hay bảo hành gia đình. Một khi bạn đã chứng minh được lỗi này đến từ đối phương, lợi thế trong việc giành quyền nuôi con khả năng cao sẽ nghiêng về phía bạn. Trong trường hợp đối phương là người hay bảo hành con cái, bạn gần như chắc chắn sẽ giành được quyền nuôi con. Bạn chỉ cần cung cấp cho tòa các bằng chứng thông qua hình ảnh, video, file thu âm hoặc nhân chứng…
Yêu cầu vật chất cho con
Nếu ly hôn vì không thể tiếp tục chung sống với nhau, để giành được quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn, bạn cần phải chứng minh khả năng tài chính của bản thân để đáp ứng các nhu cầu vật chất của con. Việc này có thể chứng minh thông qua thu nhập cá nhân, môi trường sống, hoàn cảnh sống hoặc tài sản bạn đang sở hữu. Bạn tuyệt đối phải đảm bảo mình có thể chu cấp được ngang bằng hoặc hơn đối phương về mặt vật chất cho con.
Yêu cầu tinh thần cho việc nuôi con
Cuối cùng là khả năng đáp ứng mặt tinh thần cho con. Điều này thể hiện qua thời gian bạn có thể dành cho con, học thức của bạn, đạo đức của bạn cũng như hoàn cảnh sống. Đây là các yếu tố về mặt tinh thần cho nên tốt nhất là bạn nên nhờ một chuyên gia pháp lý tư vấn về mảng này cho mình.
Kết luận
Qua bài viết này, các bạn đã biết được làm sao giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn. Đây là một thủ tục dài hơi, phức tạp. Vì thế, bạn hãy tìm cho mình những luật sư, chuyên gia pháp lý ở mảng hôn nhân gia đình để họ có thể tư vấn cho bạn chính xác nhất, nhằm giúp tối thiểu hóa chi phí cũng như thời gian xử án.