VĂN HÓA NHẬT BẢN TRONG GIAO TIẾP CÓ DỄ KHÔNG

van-hoa-nhat-ban-trong-giao-tiep

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp rất đa dạng, nhiều nét đẹp cuốn hút như tính của người Nhật. Du học sinh nên tìm hiểu những nét văn hóa cơ bản và đặc trưng nhất của Nhật Bản. Để có thể dễ dàng hòa nhập và ứng xử tốt khi sống tại Nhật.

Cùng tư vấn du học Topchuyengia tìm rõ hơn về giao tiếp của người Nhật qua bài viết này.

Văn hóa cúi chào trong giao tiếp Nhật Bản

Theo quy tắc ứng xử chào hỏi của Nhật Bản, người nhỏ luôn luôn phải cúi chào người lớn hơn mình trước. Theo quy định đó thì người Nhật sẽ chia các đối tượng được xem là “người trên” luôn được người khác thể hiện lòng kính trọng, luôn được người khác cúi chào hỏi trước. Cụ thể:

  • Người lớn tuổi ở Nhật rất được kính trọng và là người trên của người ít tuổi
  • Nam là người trên đối với nữ
  • Thầy là người trên
  • Khách là người trên,…

Riêng đối với bạn bè có khoảng cách tuổi tác ngang nhau, không quá cách xa nhau. 

Hoặc họ đang ở những nơi công cộng, trang nghiêm thì sẽ cúi chào nhau. 

van-hoa-nhat-ban-trong-giao-tiep

Người Nhật có ba cách cúi chào khác nhau như sau:

  • Cách theo kiểu cúi chào bình thường: Thân bạn cúi xuống tầm 20-30 độ và giữ nguyên tư thế đó tầm 2-3 giây. Nếu bạn đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay của bạn úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp và cách sàn chừng 10-15cm
  • Chào hỏi theo kiểu Saikeirei: Với kiểu này bạn phải cúi xuống từ từ và rất thấp, vì đây là hình thức dành cho những cao hơn mình, thể hiện sự kính trọng sâu sắc của mình. Đối với kiểu cúi chào này thường sử dụng trước bàn thờ, đền thờ, chùa chiền,…
  • Cách theo kiểu khẽ cúi chào: Thân bạn và đầu chỉ hơi cúi khoảng chừng 1-2 giây, hai tay để bên hông eo của bạn.

Đối với những bạn có một số câu hỏi về du học như: du học Nhật Bản xong có được định cư và có cần học các văn hóa giao tiếp trước khi du học không? Bạn có thể liên hệ một số cựu du học sinh để tìm hiểu thêm các vấn đề đó.

Văn hóa giao tiếp qua ánh mắt của người Nhật

Văn hóa nhật bản trong giao tiếp, khi nói chuyện bạn không được nhìn thẳng vào người đối diện với mình, vì như vậy bạn sẽ được xem là người bất lịch sự, thiếu khiếm nhã và không đúng chuẩn mực. Người Nhật thường sẽ tránh nhìn vào trực diện với người họ đang nói chuyện. Thông thường, họ sẽ nhìn vào một vật trung gian như: cuốn sách, đồ trang sức, caravat,…hoặc họ sẽ cúi đầu xuống và nhìn sang bên.

Văn hóa nói lời xin lỗi và cảm ơn của người Nhật

Ở Nhật, bạn sẽ được nghe rất nhiều cụm từ mang ý nghĩa xin lỗi. Chẳng hạn như:  Xin lỗi lịch sự, xin lỗi vì vấn đề nghiêm trọng, xin lỗi vì thái độ hối lỗi, xin lỗi vì muốn khiêm nhường,… Đồng thời, bạn cũng sẽ được nghe rất nhiều lời cảm ơn dù chỉ là việc rất nhỏ. Người Nhật họ thường xuyên sử dụng những lời cảm ơn và xin lỗi, để thể hiện sự tử tế của họ. Chính vì điều này, gây không ít bất ngờ, thậm chí cho những bạn lần đầu tiên đến Nhật vì thái độ của quá khách sáo khiến bạn cũng ngại ngùng theo.

van-hoa-nhat-ban-trong-giao-tiep

Văn hóa giao tiếp phỏng vấn Nhật Bản

Khi bạn tham gia phỏng vấn tại Nhật, bạn nên đến sớm hơn vài phút trước giờ hẹn. Phải có khoảng cách đứng giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau, cúi cao hay cúi thấp tùy vào cấp bậc. Khi bạn bắt tay với họ không nên giao tiếp mắt và siết mạnh tay, thường thì các vị cấp cao bắt tay bạn trước khi ra về.

Chẳng hạn đối với những du học sinh khi tham gia phỏng vấn học bổng du học Nhật Bản trình độ thạc sĩ JDS, cũng phải cần chú ý những điều trên. Bạn sẽ tạo được ấn tốt cũng như thể hiện được sự tôn trọng của mình với những người giám khảo.

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp đã được Topchuyengia tư vấn du học Nhật chia sẻ những cách cơ bản nhất cho bạn. Hy vọng rằng, những thông tin đã được cung cấp ở trên sẽ giúp cho bạn có thêm các kiến thức trong ứng xử văn hóa khi bạn đến du học Nhật Bản.