CPM trong Marketing là gì? Trong lĩnh vực Digital Marketing, có rất nhiều thuật ngữ quan trọng mà bạn cần phải nắm rõ, một trong số đó mà bất cứ Marketer nào cũng cần phải biết là CPM. Vậy CPM trong Marketing là gì và làm thế nào để tối ưu CPM trong chiến dịch quảng cáo? Hãy cùng Top20review tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
Mục lục
CPM trong Marketing là gì?
Vậy CPM trong Marketing là gì? CPM là viết tắt của “Cost per 1000 impressions” hay “Cost Per Mille”. Đây là một hình thức thanh toán trong quảng cáo trực tuyến dựa vào số lần quảng cáo được hiển thị tới người dùng.
Khác với CPC (thanh toán cho mỗi lượt nhấp chuột), bạn sẽ thanh toán cho mỗi 1,000 lượt hiển thị quảng cáo thành công. Một lần “impression” đại diện cho một lượt hiển thị quảng cáo trên màn hình của người dùng, ngay cả khi họ không nhấp vào nó.
CPM thường được sử dụng trên nhiều nền tảng quảng cáo như Google Ads, mạng xã hội, và các trang web có lượng traffic lớn. Điều này cho phép chiến dịch được hiện diện rộng rãi và tăng cơ hội tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: Bạn đang kinh doanh online trên Facebook nhưng lượt tương tác không được cao. Đọc ngay cách tăng lượt tương tác bán hàng trên Facebook tại đây!
Hướng dẫn tối ưu CPM trong chiến dịch quảng cáo
Để giúp bạn thành công hơn trong lĩnh vực quảng cáo Marketing, sau đây là những giải pháp tối ưu quảng cáo CPM uy tín nhất từ những chuyên gia có kinh nghiệm Marketing thành công bạn thêm tham khảo:
Vạch ra mục tiêu Marketing rõ ràng
Không chỉ riêng CPM mà mọi hình thức quảng cáo muốn đạt hiệu quả thì quá trình xác định nhu cầu về Marketing & truyền thông của campaign là một bước vô cùng quan trọng. Việc nhận biết nhu cầu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu mà bạn muốn tiếp cận, cũng như mục tiêu kinh doanh của bạn là gì. Ngoài ra còn các các yếu tố khác như ngân sách, thị trường, cạnh tranh,…
Do đó, trước khi bắt đầu chiến dịch, bạn cần xác định mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được. Điều này giúp bạn lựa chọn đối tượng mục tiêu phù hợp và nền tảng quảng cáo phù hợp.
Mở rộng thêm nhiều nền tảng quảng cáo
Khi bắt đầu thực hiện quảng cáo CPM, đừng nên giới hạn chiến dịch của bạn trên một nền tảng duy nhất. Hãy thử nghiệm nhiều nền tảng khác nhau như Google Ads, Facebook, Instagram,… để tối ưu hóa khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu và nghiên cứu được nền tảng nào phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn nhất.
Tạo nội dung quảng cáo hấp dẫn
Bạn phải nhớ một điều rằng dù campaign quảng cáo được thực hiện tối ưu đến đâu, nhưng nếu chất lượng nội dung bài quảng cáo không đem lại bất kỳ giá trị nào cho khán giả, thì họ sẽ không muốn click vào website của bạn. Tối ưu nội dung chất lượng là mục đích nhắm trúng insight khách hàng, từ đó sẽ tăng thời gian giữ chân khách hàng và nhận được tương tác nhiều hơn. Từ đó kết quả quảng cáo từ mô hình CPM mới đạt được hiệu quả cao nhất.
Đối tượng mục tiêu cụ thể
Mỗi đối tượng khách hàng sẽ có nhu cầu và sở thích khác nhau, do đó việc bạn quảng cáo nhưng không nhắm vào khách hàng mục tiêu của sản phẩm chẳng khác gì đang vứt tiền qua cửa sổ cả. Do đó, bạn nên sử dụng tính năng nhắm đối tượng mục tiêu của các nền tảng quảng cáo để chỉ định ai sẽ thấy quảng cáo của bạn. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch giảm thiểu lãng phí.
Thời điểm hiển thị thích hợp
Thời điểm quảng cáo cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến chỉ số CPM. Bạn nên điều chỉnh quảng cáo vào khoảng thời gian lượng truy cập internet cao nhất, từ đó mới tối ưu được quá trình quảng cáo.
Tóm lại, bài viết đã trả lời cho bạn câu hỏi CPM trong Marketing là gì, cũng như một số cách tối ưu quảng cáo từ mô hình này. Qua việc áp dụng những cách trên, bạn có thể tối ưu hóa hiệu suất CPM của chiến dịch quảng cáo, từ đó đạt được kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Hãy khám phá thêm nhiều hình thức Marketing hữu ích khác từ Inbound Marketing, hay Affiliate Marketing, v.v tại ứng dụng Askany, các chuyên gia Marketing Online của chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ và cho bạn những giải pháp tối ưu, từ đó công việc tiếp thị trực tuyến của bạn được cải thiện và năng suất hơn.