Có những chứng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì rất hay gặp. Đây là lứa tuổi phát triển tâm sinh lý đặc biệt nên các vị phụ huynh cần nắm kiến thức về các bệnh tâm lý, rối loạn ở giai đoạn này. Nếu không phát hiện các chứng rối loạn tâm lý ở con em, đời sống sinh hoạt và chất lượng học tập của các em sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Vì thế trong bài viết sau, các chuyên gia tâm lý học sẽ giới thiệu cho bạn các chứng bệnh rối loạn tâm lý tuổi dậy thì thường gặp nhất.
Mục lục
Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở thanh thiếu niên ngày nay. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết 4% trẻ em 10-14 tuổi và 5% trẻ em 15-19 tuổi bị rối loạn lo âu. Hầu hết đều phát triển các triệu chứng rối loạn lo âu trước 21 tuổi. Khi đến tuổi dậy thì, chứng rối loạn lo âu có thể có biểu hiện như:
- Cảm giác sợ hãi liên tục
- Bồn chồn và cáu kỉnh
- Bi quan
- Tim đập nhanh, khó thở
- Đau bụng và mệt mỏi
- Mất ngủ hoặc thường xuyên khó ngủ
- Căng thẳng, chóng mặt
Nếu nghi ngờ trẻ bị rối loạn lo âu, bạn có thể tìm đến các phòng khám tâm lý hoặc cơ sở chữa trị có phép của bộ Y tế để được tư vấn về các phương thức điều trị. Rối loạn lo âu tuy khó nhận biết nhưng nó có những ảnh hưởng hết sức tiêu cực đến cuộc sống người bệnh.
Trầm cảm
Trầm cảm là chứng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì phổ biến thứ hai ở trên thế giới, ảnh hưởng đến 3% thanh niên từ 15 đến 19 tuổi trên toàn cầu. Tại Việt Nam, số phần trăm trẻ vị thành niên bị trầm cảm tăng dần theo mỗi năm.
Trầm cảm là một chứng rối loạn liên quan đến các giai đoạn thay đổi tâm trạng, quá trình suy nghĩ tiêu cực nghiêm trọng. Những thanh thiếu niên bị mắc chứng trầm cảm thường cảm thấy tuyệt vọng, cô đơn và thiếu năng lượng hoặc động lực. Các dấu hiệu trầm cảm phổ biến mà phụ huynh cần theo dõi sát sao bao gồm:
- Giờ giấc ăn ngủ thay đổi liên tục
- Thiếu tập trung, mất năng lượng và động lực
- Thiếu hứng thú với các hoạt động, mối quan hệ
- Đau nhức cơ thể hoặc hay bị bệnh tật nói chung
- Có ý nghĩ tự tử
Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến việc đi học, các mối quan hệ và hiệu suất chung của thanh thiếu niên. Điều quan trọng là cha mẹ phải hành động khi có bất kỳ triệu chứng trầm cảm nào và giúp con họ gặp chuyên gia. Nếu không được điều trị, trầm cảm có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành và/hoặc dẫn đến các vấn đề về lạm dụng chất kích thích và ý nghĩ tự tử.
Rối loạn tăng động giảm chú ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) rất phổ biến ở thanh thiếu niên và thường được xác định sớm do ảnh hưởng của tình trạng này đối với việc học và sinh hoạt. Gần 9% trẻ em từ 4 đến 17 tuổi được cho là mắc chứng ADHD hiện nay. Những đứa trẻ này có thể gặp khó khăn trong việc chú ý, dễ bị phân tâm và có những hành vi hiếu động và/hoặc bốc đồng. Các dấu hiệu phổ biến của ADHD ở tuổi dậy thì là:
- Đổi hoạt động liên tục, nhanh chán, khó tập trung
- Gặp khó khi làm bài về nhà
- Không có khả năng xử lý thông tin nhanh
- Hành động bất chấp hậu quả
- Nói nhiều và ngắt lời người khác
Xem thêm:
- Rối loạn phân liệt cảm xúc là gì ?
- Bệnh rối loạn stress sau sang chấn có nguy hiểm không ?
- Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là gì?
- Bệnh rối loạn lo âu nguyên nhân do đâu?
Kết luận
Ở trên là 3 chứng bệnh rối loạn tâm lý tuổi dậy thì hay gặp nhất. Các chứng bệnh rối loạn này phát triển đặc biệt mạnh mẽ ở giai đoạn trước và khi dậy thì. Vì thế, các bệnh phụ huynh cần đặc biệt để mắt tới hành vi, cách thể hiện tâm sinh lý của con em ở lứa tuổi này. Nếu nghi ngờ trẻ bị rối loạn tâm lý tuổi dậy thì, các bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý trên ứng dụng Askany để được tư vấn chi tiết về các vấn đề này. Askany là một ứng dụng cho phép chúng ta hẹn lịch tư vấn với các chuyên gia tâm lý hàng đầu hiện nay vô cùng dễ dàng và tiện lợi.