Business Analyst vs Data Analyst khác nhau như thế nào?

business analyst vs data analyst 5

Business Analyst vs Data Analyst được đánh giá là hai ngành nghề có nhiều triển vọng phát triển và cơ hội thăng tiến trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đối với những bạn mới bước chân vào lĩnh vực phân tích nghiệp vụ, vấn đề đặt ra đó là Business Analyst và Data Analyst khác nhau như thế nào. Trong bài viết dưới đây, Top20Review sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong việc xác định bản thân cần trang bị những kỹ năng, kiến thức gì để trở thành một nhà phân tích dữ liệu chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia Data Analyst giỏi của Askany, họ sẽ cho những lời khuyên cùng lộ trình học Data Analysis phù hợp với năng lực của bạn.

Business Analyst là gì?

Business Analyst là gì?
Business Analyst là gì?

Business Analyst (BA) là chuyên viên phân tích nghiệp vụ làm cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Những người làm Business Analyst có nhiệm vụ chính là phân tích nhu cầu của khách hàng, từ đó xác định vấn đề và cùng nội bộ đưa ra các hướng giải quyết phù hợp.

Bên cạnh đó, BA còn hỗ trợ đề xuất các thức vận hành giữa các bộ phận nhằm có thể sử dụng tốt nhất nguồn lực hiện có. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí hoạt động và đáp ứng tốt nhất cho khách hàng của mình.

Data Analyst là gì?

Data Analyst là gì?
Data Analyst là gì?

Data Analyst là làm gì? Data Analyst (DA) được biết đến là chuyên viên phân tích dữ liệu có trách nhiệm thu thập, xử lý và chọn lọc các thông tin ý nghĩa, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định hoặc kế hoạch phát triển phù hợp. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu chuyên sâu về khách hàng, thị trường tiêu thụ và cả đối thủ cạnh tranh, chính vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng chuyên viên phân tích dữ liệu ngày càng lớn.

Sự khác nhau giữa Business Analyst vs Data Analyst

Nhiệm vụ

Như đã đề cập ở trên, trong khi Data Analyst thực hiện nhiệm vụ phân tích, xử lý dữ liệu tìm ra các insight để đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp, thì Business Analyst được xem như cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp với nhiệm vụ chính là quản lý, phân tích yêu cầu của khách hàng cho doanh nghiệp hiểu rõ.

Dưới đây là sự khác biệt cụ thể giữa nhiệm vụ của BA và DA:

Business Analyst

  • Xác định và lên kế hoạch nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới.
  • Xây dựng chiến lược dự phòng cho những phân tích tài chính và báo cáo về lợi nhuận và rủi ro.
  • Lập kế hoạch cụ thể để đưa ra các định hướng tương lai cho tổ chức.
  • Phân tích chính sách, cấu trúc của tổ chức từ dữ liệu thu thập, từ đó đề xuất các thay đổi cần thiết.
  • Thiết kế quy trình làm việc nhất quán với mục tiêu chung.
  • Xác định mục tiêu cho hệ thống công nghệ thông tin và đi vào vận hành nó.
  • Đánh giá và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ đầu ra.
  • Làm việc như cầu nối trung gian giữa ban quản lý và nhân viên.
  • Xây dựng các phương pháp quản lý dự án, sơ đồ dữ liệu để nâng cao trình độ nghiệp vụ của các nhân viên trong tổ chức.

Data Analyst

  • Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn và nền tảng khác nhau.
  • Đề xuất phương pháp thu thập và lưu trữ dữ liệu mới thông qua một số công cụ hỗ trợ như Python, Excel.
  • Thực hiện Data Cleaning làm sạch và loại bỏ các tệp dữ liệu trùng lặp, không nhất quán đề chuẩn bị cho bước phân tích tiếp theo.
  • Vận dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện phân tích dữ liệu bao gồm thăm dò, mô tả, dự đoán,…
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ, phần mềm để xây dựng báo cáo thu hút, dễ hiểu.
  • Trái với Business Analyst, Data Analyst thường chuyên chịu trách nhiệm cho một lĩnh vực kinh doanh cụ thể, ví dụ như sale, tài chính,….
  • Trình bày kết quả phân tích theo nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như văn bản, hình ảnh trực quan, thuyết trình trực tiếp,…

Kỹ năng

Khác biệt về kỹ năng giữa Business Analyst và Data Analyst
Khác biệt về kỹ năng giữa Business Analyst và Data Analyst

Các Business Analyst phải là những người có kiến thức vững chắc về khoa học dữ liệu đáp ứng tốt các kỹ năng giao tiếp, đàm phán, quản lý, phân tích và ngoại ngữ. Về phần Data Analyst cũng yêu cầu các kỹ năng tương tự như Business Analyst, nhưng cần tập trung chủ yếu vào các thao tác liên quan đến kỹ thuật dữ liệu.

Xem thêm các bài viết khác:

Vai trò và trách nhiệm chính

Business Analyst có vai trò cung cấp các đặc tả chức năng để thiết lập nền tảng cho thiết kế hệ thống công nghệ. Trong khi đó, Data Analyst thực hiện hoạt động trích xuất dữ liệu được thu thập hoặc tạo ra từ hệ thống, từ đó có thể tự động hoá một số nhiệm vụ của BA, hỗ trợ đưa ra các kiến thức kinh doanh hữu ích.

Tương tác với người dùng

Khác biệt về tương tác với người dùng giữa Business Analyst và Data Analyst
Khác biệt về tương tác với người dùng giữa Business Analyst và Data Analyst

Business Analyst xem hai loại dữ liệu là dữ liệu thu thập và dữ liệu phân tích là cơ sở chính để phác thảo kế hoạch liên quan đến tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp với mục tiêu cuối cùng là làm hài lòng khách hàng. Ngược lại, Data Analyst làm việc trực tiếp với dữ liệu và lấy nó làm trung tâm và nguồn tham khảo chính cho công việc.

Mức lương

Mức lương của Data Analyst và Business Analyst có sự chênh lệch không quá lớn. Mức lương trung bình của Data Analyst thường dao động khoảng $70.246 thì của Business Analyst là $75.575. Ngoài ra, khi các vị trí này ở trình độ chuyên nghiệp thì mức lương trung bình càng tăng cao hơn.

Bài viết trên đây đã chia sẻ sự khác biệt giữa Business Analyst vs Data Analyst giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hai công việc thịnh hành này. Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn đang phân vân bản thân phù hợp với ngành nào hơn hoặc chưa xác định lộ trình phát triển cho mình, đừng ngần ngại liên hệ tư vấn với các chuyên gia DA có nhiều kinh nghiệm và thành tựu nổi bật đang có mặt tại Askany để nhận sự hỗ trợ tận tình và tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *