CÁCH ĐỌC BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN

cách đọc bảng giá chứng khoán

Là một nhà đầu tư thì bạn không thể không nắm được cách đọc bảng giá chứng khoán cơ bản nhất. Biết đọc bảng chứng khoán thì bạn mới nắm được những biến động thị trường, biết lúc nào nên mua hay nên bán cổ phiếu để thu lời. Nói chung đây là kiến thức quan trọng bạn cần biết khi đầu tư. Vì thế các nhà đầu tư hãy cùng xem qua cách đọc bảng giá chứng khoán cơ bản được chia sẻ bởi các chuyên gia chứng khoán số 1 tại Top20Review

Bên cạnh việc tìm hiểu cách đọc bảng giá chứng khoán, bạn không nên bỏ qua cách đọc báo cáo tài chính chứng khoán để có thể nắm được mọi thông tin cần thiết. Các chuyên gia chứng khoán tại Askany sẽ là người giải đáp hết mọi thắc mắc về đầu tư và những kinh nghiệm bổ ích trong lĩnh vực này.

Ý nghĩa các tên cột trong bảng chứng khoán

Cách đọc bảng giá chứng khoán đầu tiên chúng ta phải hiểu ý nghĩa từng cột trong bảng chứng khoán.

  • Mã CK là danh sách tên riêng của doanh nghiệp khi được niêm yết lên sàn. Mã này thường là tên viết tắt của tên công ty, ví dụ như FPT, AAV, ADC.
  • Tham Chiếu (TC) chính là Giá tham chiếu (Màu vàng) hay còn gọi là mức giá đóng cửa ở tại phiên giao dịch gần nhất trước đó và được lấy làm cơ sở để tính Giá sàn và Giá trần. 
  • Lưu ý: Riêng với sàn UPCoM (Sàn Giao dịch Trung chuyển) thì Giá tham chiếu được tính bằng bình quân của các phiên giao dịch gần nhất.
  • Trần: Giá trần (Màu tím) là mức giá cao nhất mà các nhà đầu tư mua hoặc bán trong ngày. Sàn HoSE, giá trần có khả năng tăng +7% so với giá tham chiếu, UPCoM là 15% và sàn HNX là 10%.
  • Sàn: Giá sàn (Màu xanh dương) là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư mua hoặc bán trong ngày giao dịch. Với sàn HoSE thì giá sàn giảm -7% so với giá tham chiếu, HNX là 10% và UPCoM là 15%.
  • Nhà đầu tư chỉ nên đặt lệnh mua, bán khi giá nằm trong khoảng giá sàn và giá trần, nếu không thì lệnh giao dịch sẽ không khớp. 
  • Tổng KL(Tổng khối lượng) là tổng số cổ phiếu được giao dịch trong một phiên, giao dịch càng nhiều thì tính thanh khoản cổ phiếu càng cao.
  • Bên mua sẽ có 3 mức giá đặt mua tốt nhất và khối lượng tương ứng ở mỗi bảng. 
  • Bên bán sẽ có mức giá chào bán thấp nhất và khối lượng tương ứng.
  • Khớp lệnh chính là mức giá khớp lệnh được thực hiện gần đây nhất của một cổ phiếu, bao gồm khối lượng giao dịch khớp lệnh, giá khớp lệnh và biên độ giá so với giá tham chiếu.
  • Giá sẽ gồm có 3 cột là Giá cao nhất, Giá trung bình, Giá thấp nhất. Giá này thể hiện sự biến động thực tế của các mã cổ phiếu trong phiên giao dịch. 
  • Dư biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp lệnh ở hai chiều mua, bán.
  • ĐTNN (Đầu tư nước ngoài) chính là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài và gồm có 2 cột mua và bán.
cách đọc bảng giá chứng khoán

Ngoài ra các sàn còn có những phương thức giao dịch khác nhau nên nhà đầu tư khi chọn sàn nào thì nên đọc kỹ hướng dẫn cách nạp rút tiền từ tài khoản chứng khoán trên sàn đó. Hơn thế nữa, bạn có thể dựa vào các chỉ số trên bảng chứng khoán để tính toán hệ số beta trong chứng khoán (hệ số rủi ro) của một cổ phiếu với công thức:

Hệ số βeta = Cov (Re, Rm) / Var (Rm)

Trong đó:

  • Re chính là tỷ suất sinh lời của mã chứng khoán e
  • Rm chính là tỷ suất sinh lời của thị trường chung
  • Cov (Re, Rm) là ký hiệu của hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán e và tỉ suất sinh lợi của thị trường
  • Var (Rm) là phương sai của tỷ suất sinh lợi thị trường

Quy định về màu sắc trên bảng chứng khoán

Trên các bảng chứng khoán luôn có nhiều màu sắc và vì vậy bạn không thể bỏ qua phần  này khi tìm hiểu cách đọc bảng giá chứng khoán.

  • Màu tím nếu so với giá TC của mã chứng khoán tương ứng thì giá có xu hướng tăng cao kịch trần.
  • Màu xanh lá cây so với giá TC của mã chứng khoán thì giá có xu hướng tăng chưa chạm trần.
  • Màu vàng so với giá TC của mã chứng khoán tương ứng thì giá cố định.
  • Màu đỏ so với giá TC của mã chứng khoán tương ứng thì giá có xu hướng giảm.
  • Màu xanh dương là biểu thị giá giảm và chạm đáy khi so với giá TC của mã chứng khoán tương đương.

Hiểu được màu sắc trên bảng chứng khoán sẽ giúp bạn biết có nên mua cổ phiếu giá rẻ đang hiện hành hay không, khi nào nên bán để thu lời hoặc giảm lỗ vốn. 

Các chỉ số thị trường chứng khoán nên biết

cách đọc bảng giá chứng khoán
  • Chỉ số VN-Index là chỉ số được dùng để biểu thị sự biến động giá của cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán (HoSE). Bạn có thể xem chi tiết tại Chỉ số VN-Index là gì.
  • Chỉ số VN30-Index là chỉ số giá của Top 30 công ty được niêm yết tại sàn HoSE. Nó có tính thanh khoản và giá trị vốn hóa đứng đầu nên luôn đáp ứng tốt các tiêu chí được sàng lọc.
  • Chỉ số HNX-Index được tính toán dựa vào sự biến động giá của các cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
  • Chỉ số HNX30-Index là chỉ số giá của Top 30 công ty niêm yết tại sàn HNX hàng đầu có tính thanh khoản và giá trị vốn hóa cao.
  • Chỉ số UPCoM chính là chỉ số cho thấy sự biến động giá của các cổ phiếu niêm yết tại sàn UPCoM.

Các bài viết liên quan:

Có một điều mà các nhà đầu tư cần nắm rõ chính là các sàn sẽ có giờ mở cửa hay đóng cửa khác nhau. Đặc biệt những ai đầu tư chứng khoán nước ngoài cần phải nắm được giờ giấc kỹ càng, chẳng hạn như bạn ở Việt Nam nhưng phải nắm được chính xác giờ mở cửa chứng khoán Mỹ để không bỏ lỡ những cơ hội giao dịch quý giá. Cách đọc bảng giá chứng khoán được chia sẻ qua bài viết trên của Top20Review đã giúp các nhà đầu tư có thêm kiến thức cơ bản về đầu tư. Tuy nhiên để đầu tư hiệu quả bạn còn cần nhiều hơn là cách đọc bảng giá chứng khoán, vì thế hãy liên hệ ngay chuyên gia Ask Any để có thể được tư vấn và giải đáp ngay nhé.